Viêm phụ khoa có gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Viêm nhiễm phụ khoa là một bệnh lý mà rất nhiều các chị em mắc phải. Có rất nhiều chị em thắc mắc rằng Tình trạng trên có gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, sức khỏe sinh sản hay không. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây, để có thể phát hiện và sớm ngày điều trị kịp thời.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? 

Là hiện tượng sinh lý mà tất cả nữ giới đều trải qua. Đặc điểm và tần suất có của chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp các chị em có thể phát hiện ra những vấn đề về sức khỏe.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt trước đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Viêm nhiễm phụ khoa là gì và nguyên nhân gây ra viêm nhiễm

Viêm nhiễm phụ khoa là một thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh lý viêm nhiễm của cơ quan sinh dục nữ. Đây là một bệnh lý phổ biến xảy âm đạo, tử cung, cổ tử cung, vòi trứng,… Và bệnh lý này gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sức khỏe của các chị em phụ nữ

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa:

Vì đây là một bệnh lý phổ biến nên ai cũng có thể là đối tượng mắc phải. Tuy nhiên bệnh lý này thường xảy ra nhiều hơn ở các chị em đã quan hệ tình dục và đã từng sinh. 

  • Vệ sinh không đúng cách: Việc vệ sinh không đúng cách sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên và tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển.
  • Quan hệ không an toàn: Đây chính là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm phụ khoa hàng đầu. Có thể lây nhiễm từ đối phương hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Nhiễm khuẩn nấm: Nấm Candida, vi khuẩn Gardnerella, Trùng roi Trichomonas, lậu cầu khuẩn là những nguyên nhân phổ biến gây ra viêm nhiễm âm đạo. 
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín.

Viêm nhiễm phụ khoa có gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là có. Việc viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng đến kinh nguyệt theo nhiều cách khác nhau. Một số ảnh hưởng phổ biến mà các chị em rất hay gặp phải:

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

  • Viêm nhiễm phụ khoa có thể gây ảnh hưởng và làm rối loạn hormone. Việc này dẫn đến chu kỳ sẽ bị ảnh hưởng làm cho kinh nguyệt không đều. Có thể kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn bình thường.
  • Một số bệnh viêm nhiễm kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến buồng trứng, làm rối loạn quá trình rụng trứng.

Thay đổi lượng máu kinh

  • Khi bị viêm nhiễm, lượng máu kinh có thể ra ít hơn hoặc nhiều hơn so với bình thường.
  • Một số trường hợp viêm nặng có thể khiến máu kinh có màu sẫm, vón cục hoặc có mùi hôi bất thường.

Đau bụng kinh dữ dội hơn

  • Việc viêm nhiễm có thể làm tăng mức độ co bóp của tử cung/ Sau đó sẽ gây đau bụng kinh nặng hơn so với bình thường.

Kinh nguyệt có mùi hôi

  • Nếu viêm nhiễm kèm theo việc nhiễm khuẩn, nấm máu kinh sẽ có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là vào những ngày cuối chu kỳ.

Ảnh hưởng đến khả năng mang thai

  • Nếu viêm nhiễm kéo dài và không được điều trị kịp thời, có thể gây viêm tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sức khỏe sinh sản.

Cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa

Phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa rất quan trọng để có thể bảo vệ sức khỏe sinh sản của nữ giới. Dưới đây là những cách giúp bạn duy trì vùng kín khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Hàng ngày sử dụng nước ấm và khăn mềm để vệ sinh vùng kín. Có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp từ 3.8 – 4.5. 

Đặc biệt không sử dụng các dụng cụ thụt rửa sâu. Việc này sẽ khiến cho âm đạo bị tổn thương và mất đi cân bằng hệ vi sinh lợi khuẩn.

Quan hệ tình dục an toàn

Việc sử dụng bao cao su quan hệ tình dục khá an toàn để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn, nấm và các bệnh lây qua đường tình dục. Tránh quan hệ thô bạo vì có thể làm tổn thương niêm mạc âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn có hại

Sử dụng trang phục phù hợp

Việc sử dụng đồ lót phù hợp cũng rất quan trọng. Nên mặc những đồ lót thoáng khí, thấm hút tốt, tránh quần lót bằng chất liệu nylon bí bách. Nên đảm bảo quần lót được thay hàng ngày hoặc 2 lần/ngày khi bạn hoạt động tiết ra mồ hôi nhiều.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt 

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa. Uống đủ nước để thanh lọc cơ thể, bổ sung probiotic từ sữa chua, kim chi để cân bằng vi khuẩn có lợi. Hạn chế đồ ngọt, bia rượu, thức ăn cay nóng và giữ tinh thần thoải mái để bảo vệ sức khỏe vùng kín.

Khám phụ khoa định kỳ

Nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề bất thường. Nếu có dấu hiệu như ngứa rát, khí hư có mùi hôi, màu sắc lạ, đau khi quan hệ, hãy đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Việc viêm nhiễm phụ khoa gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt đã không còn quá xa lạ. Vì vậy khi phát hiện mình có dấu hiệu, các chị em hãy liên hệ và điều trị kịp thời để tránh để lại những hậu quả khó lường. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *