Đa nang buồng trứng – Khó có con?

Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết phổ biến ở nữ giới, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề như chậm có con hay hiếm muộn. Tuy nhiên, phụ nữ mắc PCOS hoàn toàn có thể mang thai nếu được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Vậy đa nang buồng trứng khó con có ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào? Làm sao để tăng cơ hội thụ thai? Hãy cùng tìm hiểu!

Đa nang buồng trứng là gì?

Hội chứng đa nang buồng trứng hay còn có tên gọi khác là PCOS – Polycystic Ovary Syndrome. Là một tình trạng bệnh lý do rối loạn nội tiết tố. Bệnh lý thường gặp ở phụ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này làm mất đi sự cân bằng của hormone. Khiến  cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, khó rụng trứng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Nguyên nhân bị đa nang buồng trứng

Đa nang buồng trứng xuất phát từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Một số nguyên nhân chính dưới đây:

Di truyền

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể có yếu tố di truyền. Nếu mẹ hoặc chị/em gái mắc PCOS, nguy cơ mắc phải hội chứng này của bạn cũng cao hơn.

Dư insulin

Insulin đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Khi cơ thể bị đề kháng insulin, tuyến tụy phải sản xuất nhiều insulin hơn để giúp tế bào hấp thụ glucose.

Chế độ

PCOS còn bị ảnh hưởng bởi hormone và môi trường sống, bao gồm chế độ ăn uống, mức độ căng thẳng và hoạt động thể chất. Nếu bạn lo lắng về nguy cơ mắc PCOS, việc duy trì lối sống lành mạnh và thăm khám bác sĩ định kỳ có thể giúp kiểm soát tốt tình trạng này

Dấu hiệu nhận biết đa nang buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có nhiều dấu hiệu khác nhau, nhưng không phải ai cũng có đầy đủ các triệu chứng. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt không đều. Có hiện tượng rong kinh hoặc kinh nguyệt ra ít.
  • Mọc lông nhiều: Lông ở vùng mặt, ngực, lưng rậm hơn do androgen tăng cao. Bên cạnh đó, da mặt thường đổ dầu và dễ xuất hiện mụn trứng cá
  • Rụng tóc: Tóc mỏng rụng nhiều hơn bình thường nhất là vùng đỉnh đầu do không được cung cấp đủ dưỡng chất.
  • Tăng cân, béo phì: Khi lượng đường glucose không được hấp thụ vào tế bào sẽ chuyển hóa thành chất béo. 
  • Ngưng thở khi ngủ: Đây cũng là một dấu hiệu của đa nang buồng trứng. Do mất cân bằng hormone và tăng cân đột ngột.

Bị đa nang buồng trứng khó có con?

Nhiều chị em lo lắng rằng hội chứng đa nang buồng trứng khó có con. Có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh. Liệu rằng khi mắc phải hội chứng đa nang buồng trứng có thể mang thai được không?

Câu trả lời là có, các chị em không cần quá lo lắng. Khi mắc đa nang buồng trứng vẫn có thể mang thai tự nhiên và sinh con. Việc phát hiện ra bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ tăng tỷ lệ thành công đáng kể.

Khi mắc hội chứng đa nang buồng trứng có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến:

Thay đổi lối sống 

  • Việc thay đổi cân nặng khi đang bị thừa cân hoặc béo phì sẽ giúp cải thiện tình trạng rụng trứng và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày và thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh. Việc này sẽ giúp kiểm soát hormone và cân nặng.
  • Cải thiện giấc ngủ, giảm bớt căng thẳng, cải thiện nội tất tố trong cơ thể.

Sử dụng thuốc điều trị

Các loại thuốc được sử dụng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, kích thích rụng trứng hoặc hỗ trợ thụ thai bao gồm: thuốc tránh thai giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm mức androgen; Metformin, thường dùng để điều trị tiểu đường type 2, nhưng cũng có tác dụng cải thiện PCOS và hỗ trợ rụng trứng; Clomiphene citrate và Letrozole, hai loại thuốc phổ biến để kích thích rụng trứng; cùng với Gonadotropins, một loại thuốc tiêm giúp kích thích buồng trứng sản xuất nhiều nang trứng hơn.

Phẫu thuật

Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, phẫu thuật có thể được xem xét nhằm giảm lượng hormone nam dư thừa trong buồng trứng và hỗ trợ quá trình rụng trứng. Tuy nhiên, phương pháp này ít được ưu tiên do nguy cơ làm giảm dự trữ buồng trứng.

Can thiệp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Sử dụng các phương pháp điều trị khác không hiệu quả thì các chị em có thể thụ tinh nhân tạo (IUI) hoặc thụ tinh ống nghiệm (IVF).

Các phương pháp điều trị này cần được điều chỉnh phù hợp với từng cá nhân và thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Việc trao đổi và lựa chọn phương pháp thích hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị PCOS, giúp tối ưu hóa khả năng thụ thai và cải thiện sức khỏe tổng thể của phụ nữ.

Như những gì chúng ta đã tìm hiểu. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang vẫn có thể mang thai, sinh con nếu được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu chưa có thai tự nhiên sau một thời gian, các chị em nên chủ động đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp hỗ trợ phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *